laxanh2204

Minh Dương tốc kí - 3
          	
          	Thoát khỏi cái u ám trong phim Đài Loan thế kỉ 20, vô tình xem được Perfect Days của Wim Wenders, bộ phim cho phép khán giả vô lo vô nghĩ như chính nhân vật người lao công già.
          	
          	Perfect Days cho tôi cái cảm thức như đang xem những thước phim cũ của Yasujiro Ozu. Khác là, trong phim Ozu ta vẫn thấy phảng phất nỗi buồn và cô đơn của một thời đại, Perfect Days cho nhân vật vượt thoát khỏi những âu lo vô thường ấy. Cũng không hẳn là vượt thoát, mà là chấp nhận. Hirayama từng khóc khi nhắc đến người bố trong viện dưỡng lão của mình. Nhưng rồi cuộc sống vẫn tiếp tục. Ông vẫn đọc sách, nghe nhạc, trồng cây, và mỗi sớm mai thức dậy, vẫn mỉm cười đón chào ngày mới.
          	
          	Viết đến đây thì nhận ra Wim Wenders chỉ học hỏi idol Ozu cái nghệ thuật tĩnh lặng, cô đọng lát cắt cuộc sống trong khung hình. Chứ tinh thần thì khác. Perfect Days có âm hưởng thiền định, gần giống những bài haiku xưa. Khoảnh khắc là cuộc đời. "Bây giờ là bây giờ, lần tới là lần tới" - sao có thể ung dung nói thế nếu Hirayama không cảm thấy cuộc sống giàu có trong từng phút giây một? Cuộc sống của ông nhiều thiếu sót - cô độc, nghèo túng - ấy thế mà vẫn đủ đầy, chính bởi tự thân từng khoảnh khắc đã vô cùng đáng trọng.
          	
          	Phim dễ thương, nhạc hay, xem xong thấy nhẹ nhàng thư thái, đặc biệt phân cảnh cuối rất ấn tượng. Có thể sẽ xem lại lần hai.
          	
          	PS: Ban đầu Wim Wenders định đặt tên phim là Komorebi. Làm tôi nhớ tới cái cách bóng nắng loang loáng trên gương mặt nhẹ nhõm của người lao công đứng tuổi. Một trong những phân cảnh ấn tượng nhất.

laxanh2204

Minh Dương tốc kí - 3
          
          Thoát khỏi cái u ám trong phim Đài Loan thế kỉ 20, vô tình xem được Perfect Days của Wim Wenders, bộ phim cho phép khán giả vô lo vô nghĩ như chính nhân vật người lao công già.
          
          Perfect Days cho tôi cái cảm thức như đang xem những thước phim cũ của Yasujiro Ozu. Khác là, trong phim Ozu ta vẫn thấy phảng phất nỗi buồn và cô đơn của một thời đại, Perfect Days cho nhân vật vượt thoát khỏi những âu lo vô thường ấy. Cũng không hẳn là vượt thoát, mà là chấp nhận. Hirayama từng khóc khi nhắc đến người bố trong viện dưỡng lão của mình. Nhưng rồi cuộc sống vẫn tiếp tục. Ông vẫn đọc sách, nghe nhạc, trồng cây, và mỗi sớm mai thức dậy, vẫn mỉm cười đón chào ngày mới.
          
          Viết đến đây thì nhận ra Wim Wenders chỉ học hỏi idol Ozu cái nghệ thuật tĩnh lặng, cô đọng lát cắt cuộc sống trong khung hình. Chứ tinh thần thì khác. Perfect Days có âm hưởng thiền định, gần giống những bài haiku xưa. Khoảnh khắc là cuộc đời. "Bây giờ là bây giờ, lần tới là lần tới" - sao có thể ung dung nói thế nếu Hirayama không cảm thấy cuộc sống giàu có trong từng phút giây một? Cuộc sống của ông nhiều thiếu sót - cô độc, nghèo túng - ấy thế mà vẫn đủ đầy, chính bởi tự thân từng khoảnh khắc đã vô cùng đáng trọng.
          
          Phim dễ thương, nhạc hay, xem xong thấy nhẹ nhàng thư thái, đặc biệt phân cảnh cuối rất ấn tượng. Có thể sẽ xem lại lần hai.
          
          PS: Ban đầu Wim Wenders định đặt tên phim là Komorebi. Làm tôi nhớ tới cái cách bóng nắng loang loáng trên gương mặt nhẹ nhõm của người lao công đứng tuổi. Một trong những phân cảnh ấn tượng nhất.

laxanh2204

Đoán xem ai tải VPN về rồi nào =))) Tui mới cập nhật chương mới rùi á, xin lỗi để mấy bồ đợi lâu nha 。⁠:゚⁠(⁠;⁠´⁠∩⁠`⁠;⁠)゚⁠:⁠。 Cơ mà tui cũng đang ôn thi cuối cấp nên ko chắc là cập nhật được nhanh hicc, mng chịu khó đợi đến hè rồi tui đẻ tằng tằng nhé ಥ⁠‿⁠ಥ

laxanh2204

Minh Dương tốc kí - 2
          
          Đây là Hầu Hiếu Hiền trong "Taipei Story" của Dương Đức Xương, đóng vai một gã trai lạc hậu, bị xã hội hiện đại chuộng tư bản bỏ quên ngoài rìa thế giới.
          
          Cũng người đàn ông ấy, vào thế kỉ 21, lại vật lộn với căn bệnh mất trí nhớ mà lãng quên thế giới đang cung kính ngả mình xung quanh ông.
          
          Hôm nay nghe tin Hầu Hiếu Hiền tuyên bố ngừng làm phim, đột nhiên muốn xem lại "City of Sadness" lần nữa (mặc dù xem cái phim nặng nề nhất Hầu từng làm ra để tưởng nhớ ông nghe có chút không phù hợp). Xem xong chắc là sẽ chọn khung nào đẹp đẹp của Lương Triều Vỹ để set bìa.

laxanh2204

@ k-komorebii anh An hsgqg văn mà còn ko ăn thua thì bạn này có là gì (⁠ ⁠;⁠∀⁠;⁠)
Reply

k-komorebii

Dương có mở khoá dạy viết văn không=)))) dạy lại thằng An nhà mình viết thư tình với
Reply

laxanh2204

Minh Dương tốc kí - 1
          
          Nỗi buồn của điện ảnh đời thường chính là nằm ở cái "đời thường" của nó. Trong phim đời thường, bối cảnh, tư tưởng hay câu chuyện không là trung tâm, thay vào đó con người được đặt ở chính giữa, phô bày những giây phút lơ là không cảnh giác, những sự kiện không sắp đặt chán chường. Họ nhỏ bé, tầm thường đến mức đáng thương. Không có những Birdy, Hirayama hay cô phục vụ ở bàn bida, thành phố và thế giới xung quanh họ vẫn sẽ không thay đổi. Những người như họ không làm nên lịch sử, họ chỉ là một vết tích mờ nhạt của lịch sử, và sẽ ngay lập tức rơi vào quên lãng một khi bị thế hệ tiếp sau thay thế. Điện ảnh xoa dịu nỗi buồn đó bằng cách lia ống máy vào những căn hộ chật hẹp của họ, những thành phố đông đúc nơi họ vất vưởng mưu sinh. Họ không bị đạo diễn công cụ hóa để phục vụ cho câu chuyện như các phim "giáo dục" hay "tư tưởng". Những góc quay, âm thanh, hình ảnh, chuyển động, sau cùng không nhằm mục đích nào khác ngoài khắc họa những rung động tinh vi nhất của những nhân vật tầm thường và nhỏ bé. Nhờ thế mà ta thấy mình không bị lãng quên giữa sự chuyển động liên hồi của xã hội chuộng tư bản, và rằng cuộc đời thật có ý nghĩa biết bao khi những trải nghiệm phong phú của con người, dù giàu có hay nghèo nàn, đều được ghi đè dấu ấn của mình lên lịch sử.

laxanh2204

@ Kuzumochi_01  cảm ơn u nha (⁠ ⁠ꈍ⁠ᴗ⁠ꈍ⁠) U cũng viết j đấy điii
Reply

Kuzumochi_01

@laxanh2204 "Điện ảnh xoa dịu nỗi buồn đó bằng cách lia ống máy vào những căn hộ chật hẹp của họ, những thành phố đông đúc nơi họ vất vưởng mưu sinh." Viết hay quá điii
Reply